Tần số quét là gì? Tác dụng của tần số quét màn hình trên smartphone?

21/10/2022 912 Tác giả: Huuhung

Nội dung chính

mục lục

     

    Tần số quét hay còn gọi là tốc độ làm tươi đang là tiêu chí được các hãng di động quan tâm và dự đoán trở thành xu hướng trong tương lai. Vậy tần số quét trên màn hình smartphone là gì? Hãy cùng Di Động Thông Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Tần số quét là gì?

    Tần số quét là gì?

    Tần số quét (còn gọi là Tốc độ làm tươi) là chỉ số đo số lần hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một giây, được đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Ví dụ: Màn hình có tần số quét 60Hz tức màn hình có khả năng hiển thị 60 khung hình/giây.

    Tần số quét

    Trên thực tế, những gì mà bạn thấy hiển thị trên màn hình điện thoại không phải là hình ảnh động thay đổi liên tục, mà là một chuỗi các hình ảnh tĩnh được chiếu lên với tốc độ rất nhanh, tạo cho mắt bạn cảm giác như chúng đang chuyển động thực sự.

    Nói một cách đơn giản, tần số quét cao hơn có nghĩa là độ mờ của chuyển động ít hơn và chất lượng hình ảnh rõ hơn đáng kể, từ đó mang lại trải nghiệm xem mượt mà hơn, đồng thời mắt của bạn cũng sẽ đỡ mỏi hơn khi nhìn quá lâu trên màn hình.

    Trên thực tế, những nội dung được hiển thị trên màn hình điện thoại của bạn không phải là hình ảnh chuyển động hoặc ảnh động thay đổi liên tục. Đó là một chuỗi các hình ảnh tĩnh được ghép lại theo thứ tự và trình chiếu với một tốc độ cực kỳ nhanh. Điều này tạo cho chúng ta cảm giác hình ảnh đó đang thực sự chuyển động.

    tần số quét cao hơn là độ mờ của chuyển động ít hơn và chất lượng hình ảnh rõ hơn

    Các loại tần số quét có gì khác nhau?

    Các loại tần số quét có gì khác nhau?

    Tần số quét cao hơn làm cho nội dung chuyển động mượt mà và gọn gàng hơn. Mặc dù hầu hết nội dung như lướt Email hay Facebook không có sự khác biệt quá lớn đủ để người dùng bình thường nhận ra. Tuy nhiên, các ứng dụng và nội dung có nhiều chuyển động đồ họa xuất hiện như game sẽ mượt mà hơn với màn hình có tần số quét cao hơn.

    Màn hình 120Hz sẽ ngốn một lượng lớn sức mạnh xử lý do đó sẽ gây tốn pin rất nhiều, trong khi đó màn hình 90Hz 60Hz sẽ tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng, khiến pin trụ được lâu hơn. Tùy thuộc vào tần suất sử dụng màn hình có tần số quét cao mà thời lượng sử dụng pin cũng khác nhau.

    Tần Số Quét Có Giống Với FPS Hay Không?

    Tần Số Quét Có Giống Với FPS Hay Không?

     

    Nghe qua thì có vẻ chỉ số Hz khá giống FPS (frame per second) đúng không? Nhưng thực ra FPS là số lượng khung hình mà card đồ họa có thể xuất ra màn hình.

    Ví dụ: Khi bạn cài đặt game có thể hiển thị 120 khung hình/giây (120 FPS), nhưng màn hình smartphone chỉ có thể hiển thị 60 khung hình/giây, thì hình ảnh xuất hiện vẫn có thể bị giật, lag, thiếu chi tiết,..

    Có thể thấy tần số quét chỉ là một phần nhỏ trong thông số kỹ thuật hiển thị của smartphone. Đây chắc chắn không phải là một tính năng đủ lớn để người dùng quyết định lựa chọn điện thoại.

    Ưu điểm khi sử dụng màn hình tần số quét cao

    Tần số quét gắn liền với chất lượng hiển thị hình ảnh. Khi sử dụng màn hình có tần số quét càng lớn thì chất lượng hình ảnh rõ nét và chân thực hơn.

    Tần số quét hoạt động dựa trên nguyên tắc vẽ lần lượt từng điểm trên màn hình từ trái sang phải thành các dòng cho tới khi hoàn thành một khung hình. Cụ thể, những màn hình gaming có tốc độ quét càng nhanh thì mang lại trải nghiệm chơi game cho người dùng tốt hơn vì hình ảnh mượt mà, rõ nét, cho ra những pha chuyển động chân thực.

    Đối với game thủ, tần số quét cố định là một vấn đề. Bởi vì hình ảnh được cập nhật ở những khoảng thời gian cố định và bộ xử lý đồ họa (GPU) lại có thời gian dựng khung hình khác nhau, dẫn đến hình ảnh cho mỗi khung hình phải thay đổi liên tục. Nếu một khung hình có tần số quét trung bình thì sẽ thấy hình ảnh bị răng cưa, đây là hậu quả của màn hình hiển thị một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới. Hiện tượng này sẽ gây khó chịu cho người chơi game.

    Những hạn chế trên màn hình tần số quét cao

    Những hạn chế trên màn hình tần số quét cao

     

    Tốc độ làm mới màn hình càng cao đòi hỏi smartphone phải hoạt động nhiều hơn, làm tiêu tốn năng lượng hơn so với các màn hình có tần số quét thấp hơn. Smartphone được trang bị màn hình có tần số quét cao cũng đồng nghĩa với việc giá thành cao, chi phí sửa chữa cũng cao hơn so với các màn hình thông thường.

    Tương lai của tốc độ quét màn hình trên điện thoại

    Người tiêu dùng hiện nay ngày càng tìm hiểu kỹ hơn và yêu cầu nhiều hơn về mặt trải nghiệm khi chọn mua một chiếc điện thoại. Ngoài các yếu tố như kích cỡ, độ phân giải và mật độ điểm ảnh thì tần số quét hiện là chìa khóa quan trọng để đưa ra quyết định chọn mua, đặc biệt là với những người thường chơi game trên điện thoại. Do đó, nâng cấp tần số quét màn hình trở thành một cuộc chạy đua giữa các nhà sản xuất nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

    Trước đây, chúng ta chỉ có thể tìm kiếm trải nghiệm chơi game mượt mà từ màn hình 120Hz và 144Hz trên máy tính. Nhưng với cuộc chạy đua nâng cấp tốc độ làm mới màn hình điện thoại hiện nay, các “game thủ” trên nền tảng di động sẽ sớm được sử dụng những thiết bị 120Hz với game play xuất sắc như mong đợi. Ngoài yếu điểm khiến cho pin hao hụt nhanh hơn, tần số quét là một tính năng cực kì hữu dụng bởi nó thay đổi trực tiếp trải nghiệm hình ảnh của chúng ta.

    Tương lai của tốc độ quét màn hình trên điện thoại

    Hy vọng qua bài viết trên, Di Động Thông Minh có thể giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Tần số quét trên smartphone!

    Tác giả Huuhung
    Bạn đang xem: Tần số quét là gì? Tác dụng của tần số quét màn hình trên smartphone?
    Viết bình luận của bạn

    Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *