Tại sao cho tới nay iPhone nói không với màn hình 2k?
Nội dung chính
Hiện nay, trong khi các hãng điện thoại Android đều đã trang bị màn hình 2k, 2k+ thậm chí 4K từ lâu thì Apple vẫn luôn bám theo các tiêu chuẩn màn hình riêng của mình trên các thế hệ iPhone. Vậy lý do cho điều này là gì? Hãy cùng Di Động Thông Minh tìm hiểu nhé!
Trên thực tế, màn hình 2K trên Smartphone là hơi “thừa”
Như chúng ta đã biết, nếu để đánh giá mức độ đẹp của một chiếc màn hình thì độ phân giải chỉ đóng góp một phần chứ không phải là yếu tố quyết định chính. Vì ngoài yếu tố này ra chúng ta cần có các yếu tố khác cũng quan trọng không kém như độ bão hoà, độ bao phủ màu,.... Đây cũng là lý do giải thích tại sao một số trường hợp iPhone 11 chỉ trang bị màn hình HD+ lại đẹp hơn màn hình Full HD trên một số máy tầm trung, vì Apple tối ưu phần màu sắc cực kỳ tốt.
Màn hình 2K trên điện thoại không thật sự cần thiết
Ngoài ra, độ phân giải màn hình quá cao sẽ ảnh hưởng đến pin cũng như hiệu năng của thiết bị. Vậy chỉ cần một màn hình với độ phân giải “cao vừa đủ”, vừa cân bằng giữa pin, hiệu năng và độ “đẹp” của mình hình. Đây có lẽ là lí do mà Apple không “với” lên tới 2K, quá dư thừa, có thể làm giảm độ “trâu” của pin – một thế mạnh gần đây của dòng iPhone.
Thương hiệu màn hình Retina đã rất nổi bật, tại sao lại cần 2K?
Có một sự thật rằng đối với các dòng Smartphone hiện tại với màn hình chỉ loanh quanh đâu đó 6 - 6.5 inches thì độ phân giải “gần đạt” 2K tới 2K cũng không mang lại sự khác biệt quá rõ rệt. Chủ yếu mang mục đích quảng bá thương mại là chính.
Màn hình Retina là thương hiệu độc quyền của Apple
Trong khi đó nếu màn hình 2K “rầm rộ” và phổ biến vào năm 2014 thì chuẩn định nghĩa “Retina Display” đã được Apple “lăng xê” từ năm 2010 với chiếc iPhone 4 (330 PPI). Apple đã chia ra các màn loại màn hình như sau: Retina HD display trên màn hình iPhone có nút home từ iPhone đến iPhone SE 2022; Liquid Retina (XDR) display trên màn hình vô cực nhưng sử dụng tấm nền LCD trên iPhone 11, XR, iPad Pro 11 inch, iPad Air 5 hay trên các mẫu sử dụng màn hình mini-LED như mẫu iPad Pro M1 12.9 inch sẽ có hậu tố XDR; màn hình Super Retina HD/XDR cho các mẫu sử dụng tấm nền OLED như iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max.
Apple chia rất rõ các phiên bản Retina cho các dòng khác nhau và quảng cáo chúng rất rầm rộ. Như vậy, nếu Retina đang quá tốt thì cũng chẳng cần thiết phải nâng cấp lên một loại màn hình nào khác.
Apple - Ông trùm tạo thương hiệu
Apple có thể nói là ông trùm trong lĩnh vực đặt tên sản phẩm và biến những công nghệ đại trà trở thành một tính năng gì đó “đặc biệt”. Như đã nói ở trên, màn hình trên 300 PPI ai cũng làm được thì lại đưa cái tên Retina cho đặc biệt, màn OLED thì nhét thêm yếu tố Super Retina.
Apple - Ông trùm tạo thương hiệu
Về cơ bản, Apple đã tạo ra một thế giới riêng cho mình, tạo ra những thước đo riêng, công nghệ chung nhưng được đặt tên riêng, dù cho đối thủ có đưa ra thông số thế nào đi chăng nữa thì cũng khác so với Apple.
Kết luận
Có thể nói, chuẩn 2K hay những chuẩn đại trà khác đối với iPhone hay iPad là điều không cần thiết. Nguyên nhân là do độ phân giải chỉ thể hiện được số pixel có trên màn hình, chúng không mang lại nhiều giá trị khi đã đạt đến một mức độ nhất định trên một chiếc màn hình. Thay vào đó, hãng đã có chuẩn Retina được đăng ký riêng cho mình, vừa tạo được sự khác biệt với các nhà sản xuất khác, vừa đem lại giá trị tốt hơn cho người dùng.
Chủ đề hot
Tin xem nhiều
- 1Địa chỉ uy tín mua vivo X200 5G cũ mới giá rẻ tại Hải Phòng
- 2Địa chỉ uy tín mua vivo iQOO Z9 Turbo Plus chính hãng giá rẻ tại Hải Phòng
- 3Địa chỉ uy tín mua Oppo Find X8 5G chính hãng giá rẻ tại Hải Phòng
- 4Vivo iQOO Z9 Turbo – Lựa chọn đáng mua nhất phân khúc tầm 6 triệu
- 5Tại sao nên chọn vivo iQOO Z9 Turbo Plus tầm giá 8-9 triệu?
Bình luận (0)
Viết bình luận của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *