khi nào trở nên giàu có và thành công? Điều bạn cần biết càng sớm càng tốt

31/10/2022 727 Tác giả: Huuhung

Nội dung chính

mục lục

    Tuổi tác không hẳn tỉ lệ thuận với sự thành công của doanh nhân. Không hề có 1 độ tuổi nào quy định rằng khi lập nghiệp bạn sẽ thành công cả. Morgan Freeman bắt đầu bén duyên với điện ảnh ở tuổi 40. Warren Buffett chỉ thu về phần lớn lợi nhuận sau tuổi 52. Vì thế, dù bạn đang ở độ tuổi nào, chưa bao giờ quá muộn để học cách quản lý tài chính, tiết kiệm và làm giàu.

    Vậy độ tuổi trở nên thành công và giàu có là bao nhiêu? Điều gì mà bạn cần biết càng sớm càng tốt? Hãy cùng Di Động Thông Minh trả lời các câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

    Khi nào trở nên giàu có?

    Độ tuổi thành công là bao nhiêu?

    Những nghiên cứu cho thấy, họ có thể xác định được độ tuổi tương đối trong số vô vàn những người lập nghiệp. Theo nhiều khảo sát về độ tuổi thành công, số tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là tầm 30 đến 45 tuổi. Tuy nhiên bạn cũng luôn thấy được tấm gương sáng dưới 30 tuổi thành công được đề cử mỗi năm trên báo Forbes không phải ít. Bạn cũng có thể tham khảo qua độ tuổi lập nghiệp của những doanh nhân nổi tiếng để có được nhận định riêng của mình: Facebook (20), Microsoft (20), Apple (21), Google (25), Twitter (30), Amazon (30), Tesla (34),... Và bạn đã thấy đấy, bạn có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, miễn sao bạn đủ tự tin, bản lĩnh và có chút may mắn thì khả năng thành công rất cao.

    Khi nào bạn đủ tuổi “chín” để lập nghiệp?

    Lý do tỉ lệ người trong độ tuổi từ 30 trở lên có khả năng thàng công trong sự nghiệp cao bởi họ đã có đủ thời gian tích góp đủ mọi “vũ khí” lập nghiệp gồm:

    • Kinh nghiệm làm việc: Ít nhất là hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc cho những công việc chuyên môn.

    • Mối quan hệ: Những mối quan hệ làm ăn xã hội đều là một trong những yếu tố cần thiết cho cả kế hoạch kinh doanh.

    • Vốn đầu tư: Dự án kinh doanh nào cũng cần có vốn cả. Trong khoảng thời gian để chuẩn bị lập nghiệp. Ắt hẳn những người ở độ tuổi chín này đã có kế hoạch tiết kiệm tài chính cho mình.

    Nếu bạn ở độ tuổi 20-30 là bạn đang có sẵn trong mình năng lượng tràn trề, động lực và hoài bão to lớn, không mang đến mục tiêu hay kết quả. Bạn nung nấu lập nghiệp thì hãy cháy hết mình, kinh nghiệm sẽ bù đắp bằng nỗ lực đột phá. Nếu chẳng may thất bại, nó sẽ là trải nghiệm quý báu mà không có trường lớp nào dạy bạn cả. Nhưng đầu tiên, bạn phải lao động và tiết kiệm để có đủ vốn đã. Vừa sử dụng tiền của bản thân vừa huy động vốn từ các nguồn khác là cách làm của đa số bạn trẻ lập nghiệp.

    Lập kế hoạch và tính toán khối tài sản mà bạn cần sở hữu

    Jack Ma - Người sáng lập Alibaba với tài sản 29 tỷ đồngMọi người thường bảo: "Một đồng tiết kiệm là một đồng làm ra". Tuy nhiên, tiết kiệm không phải là đích đến cuối cùng của tài chính cá nhân. Tài sản mới là thứ có thể giúp chúng ta kiếm thêm tiền, bảo vệ tương lai khỏi rủi ro lạm phát

    Lạm phát là một loại "thuế ẩn" đánh vào chiếc ví của bạn. Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến tầng lớp trung lưu và người nghèo - nhóm người có ít kiến thức về tài chính nhất. Trong lịch sử, lạm phát thường xảy ra sau sự kiện, thảm họa quy mô lớn như động đất, chiến tranh, bệnh dịch…

    Vì vậy, trước hết bạn phải hiểu tình hình tài chính của mình và tính toán khối tài sản mà mình có. Kiểm đếm mọi khoản tiết kiệm và mọi thứ bạn coi là tài sản (cổ phiếu, nhà đất, tài khoản hưu trí,...), sau đó trừ đi tiêu sản (nợ nần, chi phí y tế, thuế bị truy thu…). Khoản còn lại chính là khối tài sản của bạn. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bạn sẽ cần có một khối tài sản nhất định để đảm bảo tương lai của mình.

    Trong một chương trình truyền hình do đài KBS của Hàn Quốc, Jack Ma (Người sáng lập Alibaba với tài sản 29 tỷ đồng) đã nói chuyện với những người Hàn Quốc trẻ tuổi và háo hức về cách thành công trong cuộc sống, cũng như những hối tiếc mà ông phải đối mặt. Theo ông, có một mốc thời gian mà tất cả chúng ta phải đối mặt trong cuộc đời của mình; nó bắt đầu từ khi chúng ta bước sang tuổi 20, và kéo dài cho đến khi chúng ta trên 50 tuổi.

    Trước và khi 20 tuổi: Khối tài sản nên có: 0 USD (0 VNĐ) hoặc ít hơn

    Ở độ tuổi này, điều bạn cần làm là trở thành một học sinh giỏi để có thể có những kiến thức, nền tảng tốt nhất, đầu tư vào tri thức. Bạn sẽ không thể đầu tư hay tiết kiệm hiệu quả nếu thiếu kiến thức về tài chính. Bạn cũng có thể thử đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đây là thứ mà Albert Einstein từng gọi là "kỳ quan thứ 8 của thế giới", giúp Warren Buffett và nhiều người khác trở nên giàu có.

    Nếu sở hữu khối tài sản từ 0 USD trở lên ở độ tuổi 20, bạn đang làm tốt hơn rất nhiều bạn bè đồng trang lứa. Lý do đơn giản là nhiều bạn trẻ ngoài kia phải gánh trên vai những khoản nợ chồng chất, chẳng hạn như vay tiền học đại học, vay tiền chi tiêu... Nếu không có khả năng trả các khoản vay này, cuộc đời bạn sẽ cứ tiếp tục chìm trong vòng xoáy nợ nần trong tương lai.

    Độ tuổi 20 - 30: Khối tài sản nên có: 13.900 USD (khoảng 317 triệu VNĐ)

    Độ tuổi 20 - 30

    Trước khi bạn tròn 30 tuổi, hãy học tập ai đó và đi đến một công ty nhỏ. Bình thường ở công ty lớn học gia công là tốt rồi; bạn là một phần của một cỗ máy lớn. Nhưng khi bạn đến một công ty nhỏ, bạn học được đam mê, bạn học được ước mơ. Bạn học cách làm nhiều việc cùng một lúc. Vì vậy, trước 30 tuổi, không phải bạn vào công ty nào, mà là bạn theo ông chủ nào. Một người sếp tốt dạy bạn cách làm việc và kiếm tiền tốt nhất.

    Tuy nhiên, sau giai đoạn này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc. Cách bạn chi tiêu và đầu tư trong độ tuổi 20-30 sẽ quyết định mức độ thành công và giàu có của bạn sau này. Bạn nên học cách phân biệt giữa các khoản nợ xấu và nợ tốt. Nợ xấu là tiền bạn đi vay để mua những thứ không cần thiết như xổ số, quần áo, giải trí… Nợ tốt là tiền bạn đi vay để mua các loại tài sản có khả năng sinh lời trong tương lai. Ở tuổi 30, bạn nên trả hết các khoản nợ xấu còn tồn đọng và đừng chỉ tiết kiệm mà hãy mạnh dạn đầu tư.

    Khoảng 40 tuổi: Khối tài sản nên có: 140.000 USD (3,2 tỷ VNĐ)

    Từ 30 đến 40 tuổi, bạn cần suy nghĩ rõ ràng xem bạn có muốn làm việc cho bản thân hay không, nếu bạn thực sự muốn trở thành một doanh nhân. Khi bạn trên 40 tuổi, bạn phải làm tất cả những việc mà bạn giỏi. Đừng cố gắng nhảy vào một lĩnh vực mới, đã quá muộn. Bạn có thể thành công, nhưng tỷ lệ chết quá lớn. Vì vậy, khi bạn ở độ tuổi từ 40 đến 50, hãy nghĩ về cách bạn có thể tập trung vào những thứ mà bạn giỏi.

    Khoảng 40 tuổi

    Đây là thời điểm mà bạn nên sở hữu một khối tài sản đáng kể trong tay. Nếu biết đầu tư khôn ngoan ở độ tuổi 20-30, bạn sẽ nhận về những trái ngọt đầu tiên ở độ tuổi 40, thậm chí là ở tuổi 50 sau này. Đến lúc này, số tiền bạn đã tiết kiệm và đầu tư nên lớn gấp 3 lần so với mức lương hàng năm bạn nhận được. Quá trình đầu tư luôn có lúc lên lúc xuống, điều duy nhất bạn có thể làm là kiên nhẫn chờ đợi. Nếu bạn muốn an toàn, đầu tư dài hạn sẽ là chiến lược hiệu quả nhất. Bạn nên nhớ rằng, dù ở độ tuổi nào thì cũng nên lấy cẩn trọng làm đầu. 

    Ở tuổi 40, bạn không còn cần phải chứng minh bản thân trước mặt người khác. Vì thế, đừng tiêu tốn tiền cho những bữa tiệc xa hoa, những ngôi nhà sang chảnh, những bộ quần áo thời thượng… Sống một cuộc đời vừa đủ và thoải mái mới là cái đích bạn cần hướng tới.  Khối tài sản của bạn lúc này sẽ không gia tăng nhanh và nhiều như trước nữa. Những quyết định tài chính mà bạn đưa ra ở thời điểm này chưa phải là cuối cùng, nhưng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tương lai. 

    Trên 50 tuổi: Khối tài sản nên có: 168.000 USD (3,8 tỷ VNĐ)

    Warrent Buffett

    99,7% khối tài sản của tỷ phú Warren Buffett đều do ông kiếm được từ những khoản đầu tư sinh lời sau tuổi 52. Ông chính là ví dụ điển hình cho sự kỳ diệu của lãi kép trong đầu tư. Tất nhiên, không phải ai cũng học đầu tư từ năm 11 tuổi để trở thành "cỗ máy in tiền" như Warren Buffett. Vì vậy, nếu bỏ lỡ cơ hội làm giàu trong độ tuổi 30, hay thậm chí là 40, bạn cũng không nên nản chí. Ở độ tuổi này, lãi kép mạnh tới mức số tiền bạn thu về đôi khi còn lớn hơn cả số tiền bạn bỏ ra đầu tư.

    Trên 50 tuổi, bạn hãy làm việc cho những người trẻ tuổi. Vì những người trẻ có thể làm tốt hơn bạn. Vì vậy, hãy dựa vào chúng, đầu tư vào chúng và đảm bảo rằng chúng tốt. Hãy dành thời gian cho bản thân, bảo vệ bản thân và những người thân yêu xung quanh. Trong giai đoạn này, bạn chính là trụ cột gia đình - kể cả về tài chính lẫn tinh thần. Vì thế, đừng quên chăm sóc bản thân và gia đình, bằng cách lên kế hoạch tương lai, viết di chúc, mua bảo hiểm,... 

    Dù bạn đang ở vạch xuất phát với độ tuổi nào, nếu đã dám nghĩ thì hãy thêm một bước dám làm. Và dám có bản lĩnh chấp nhận thất bại. Sự thành công không phải là điều có thể dễ dàng khẳng định khi lập nghiệp. Nhưng đằng sau sự thành công của một quá trình lập nghiệp là cả một giá trị to lớn mà bạn chẳng thể bỏ tiền ra mà mua được.

    Trên đây là bài viết về độ tuổi trở nên giàu có và thành công và những điều bạn cần biết càng sớm càng tốt của Di Động Thông Minh. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn!

     

    Tác giả Huuhung
    Bạn đang xem: khi nào trở nên giàu có và thành công? Điều bạn cần biết càng sớm càng tốt
    Viết bình luận của bạn

    Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *