Ứng dụng nhắn tin miễn phí liệu có tốt hơn phiên bản Zalo thu phí?

05/08/2022

- HaQuyet

Bắt đầu từ 1/8/2022, Zalo chính thức áp dụng chính sách thu phí của mình đối với người dùng. Sau câu chuyện này, nhiều người dùng cho biết họ sẽ chuyển từ bỏ Zalo và chuyển sang các ứng dụng nhắn tin miễn phí khác. Tuy nhiên, những ứng dụng miễn phí ấy liệu có tốt hơn phiên bản Zalo thu phí hay không? Hãy cùng Di Động Thông Minh bàn luận trong bài viết này nhé! 

Tại sao Zalo thu phí người dùng? Những ưu điểm của Zalo là gì?

Tính đến năm 2022 thì Zalo là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất đối với người Việt Nam. Chính vì vậy mà Zalo trở thành nơi để kết nối bạn bè, gia đình, người thân nhiều nhất. Ứng dụng này có một số ưu điểm như sau: 

  • Hỗ trợ gọi Video Call mượt mà, hơn hẳn một số ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí hiện tại.

  • Ứng dụng có giao diện vô cùng thân thiện, tối ưu cả phần nhìn lẫn phần chạm giúp mọi đối tượng người dùng đều có thể dễ dàng sử dụng, kể cả người lớn tuổi mới tập làm quen với smartphone.

  • Hỗ trợ chuyển những file có dung lượng lớn không bị bóp băng thông hay giảm dung lượng thực của dữ liệu đã gửi.

Zalo là ứng dụng tốt với nhiều ưu điểm

Nhìn chung, với những ưu điểm kể trên thì Zalo là một ứng dụng cực kỳ tốt. Tuy nhiên, động thái thu phí mới đây của hãng khiến nhiều người dùng tỏ thái độ không mấy tích cực. 

Liệu chúng ta có nên sử dụng Zalo hay nên chuyển sang các ứng dụng khác? 

Về cơ bản, ứng dụng Zalo vẫn cho phép người dùng sử dụng tài khoản miễn phí, chỉ là sẽ giới hạn một số tính năng cơ bản như: hạn chế số lần tìm kiếm qua số điện thoại, phản hồi tin nhắn từ người lạ cũng bị giới hạn,... Dường như động thái thu phí này chỉ nhắm tới những người dùng tài khoản cá nhân để kinh doanh, yêu cầu họ nâng cấp tài khoản trả phí để tiếp tục công việc. 

Có nên sử dụng Zalo hay chuyển sang những ứng dụng khác?

Còn đối với những người dùng chỉ thực hiện những thao tác cơ bản như nhắn tin, gọi điện thì sẽ không quá ảnh hưởng. 

Vậy bạn có nên chuyển sang một ứng dụng khác để sử dụng hoàn toàn tính năng hay không? 

Nếu bạn muốn sử dụng một ứng dụng miễn phí có đầy đủ các tính năng thì có thể tham khảo những ứng dụng tốt nhất có thể thay thế Zalo, trong bài viết này đã đề cập tới những ưu điểm của các ứng dụng như: Telegram,... Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những nhược điểm của các ứng dụng đó để người dùng cân nhắc thêm.

Messenger: Nghi ngại quyền riêng tư

Cũng giống như Facebook, cách kiếm tiền của Messenger dựa trên việc thu thập các dữ liệu về hành vi, thói quen của người dùng. Do vậy, không phải ai cũng thích dùng Messenger bởi những lo ngại về vấn đề quyền riêng tư và bảo mật. 

Messenger nghi ngại quyền riêng tư

Điều này là có cơ sở bởi chính Facebook cũng từng dính tới nhiều bê bối liên quan đến việc mua bán dữ liệu người dùng. Cả Facebook và Messenger đều bị nghi ngờ có khả năng thu thập dữ liệu dựa trên việc nghe lén. Mặc dù vậy, thông tin trên luôn bị bản thân Mark Zuckerberg cũng như Facebook phủ nhận.

Telegram: Bảo mật nhưng nhiều "rác"

Telegram là ứng dụng nhắn tin tập trung vào tốc độ và bảo mật. Ứng dụng này được miêu tả là siêu nhanh, đơn giản và miễn phí. Với Telegram, bạn có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, video, file (bất kỳ loại nào từ doc, zip đến mp3...) cũng như tạo group lên tới 200.000 người.

Telegram hỗ trợ file đính kèm có dung lượng lên đến 2GB. Đây là tính năng mà Telegram gần như đánh bại tất cả các ứng dụng nhắn tin khác. Một điểm mạnh khác của ứng dụng nhắn tin này là khả năng bảo mật, nhờ nội dung thông tin được mã hóa. 

Telegram: Tuy bảo mật cao nhưng nhiều rác

Tuy nhiên, tính năng mặc định của ứng dụng cho phép những người trong cùng một nhóm chat có thể mời người khác vào nhóm lạ. Đây chính là lỗ hổng thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng để tung tin nhắn rác nhằm mục đích quảng cáo và lừa đảo.

Viber: Cộng đồng nhỏ hẹp

Yếu điểm của Viber nằm ở việc thiếu sự liên kết với các yếu tố xã hội. Ứng dụng nhắn tin này không có mạng xã hội của riêng mình. Hệ thống các sticker của Viber cũng khá đơn điệu và ít yếu tố địa phương hóa. 

Có lẽ đây là những lý do chính khiến ở Việt Nam, Viber thường ít được sử dụng bởi nhóm người dùng trẻ. Thay vào đó, nhóm đối tượng sử dụng Viber tại Việt Nam thường liên quan nhiều đến yếu tố công việc.

Kết luận

Quan điểm của bạn sau khi đọc xong bài viết này ra sao? Sẽ tiếp tục sử dụng Zalo với một số giới hạn về tính năng, hay chấp nhận một trong số những yếu điểm trên để lựa chọn một ứng dụng nhắn tin miễn phí khác? Hãy đưa ra ý kiến bên dưới để cùng thảo luận nhé! 


 

Bài viết liên quan