08/08/2022
- HongHanh
Ngày nay, nhận diện vân tay hay Touch ID xuất hiện ở hầu hết các thiết bị điện tử.Hãy cùng Di Động Thông Minh hồi tưởng lại chặng đường hai mươi năm phát triển của cảm biến vân tay trên điện thoại.
Theo trang GSMArena,Toshiba là hãng đầu tiên ra mắt chiếc laptop có quét vân tay vào cuối năm 2000. Công nghệ tân tiến này cho phép người dùng mở khóa thiết bị một cách an toàn chỉ bằng một cú chạm ngón tay, thay vì phải ghi nhớ các mật khẩu phức tạp.
Những thiết bị điện tử có khả năng đọc dấu vân tay cũng đã xuất hiện sau đó, đánh dấu sự ra đời và thống trị của công nghệ cảm biến vân tay. ID Sagem MC 959 được cho là chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu công nghệ trên.
Nguồn gốc của cảm biến vân tay đầu tiên trên thế giới
Điện thoại đang HOT: ip xs max
IPhone 5s được ra mắt vào năm 2013 với một tính năng mới gọi là "Touch ID". Điện thoại đọc dấu vân tay người dùng qua nút Home nằm trên viền bên dưới màn hình. Ngay sau màn giới thiệu, "Touch ID" gây bùng nổ cộng đồng yêu công nghệ khi được sử dụng như một giải pháp thay thế nhanh hơn cho việc mở khóa bằng mật mã.
IPhone 5s được Apple ra mắt vào năm 2013 với một tính năng mới gọi là "Touch ID"
Apple đã giới thiệu Touch ID thế hệ thứ 2 nhanh hơn với dòng iPhone 6s. Touch ID vẫn đang được sử dụng với hai thiết bị mới vào năm 2022 - iPhone SE (thế hệ thứ ba) và iPad Air mới nhất.
Tuy nhiên, "Touch ID" không còn là phương thức xác thực ưa thích của Apple. Nhà táo được cho là hãng tiên phong phổ biến công nghệ quét vân tay, nhưng họ đã bắt đầu loại bỏ ý tưởng này vào năm 2017 khi ra mắt iPhone X với Face ID - sử dụng cảm biến ánh sáng để nhận diện khuôn mặt của người dùng.
iPhone X với Face ID - sử dụng cảm biến ánh sáng để nhận diện khuôn mặt của người dùng
Bỏ qua khởi đầu không mấy suôn sẻ khi tích hợp quét vân tay trên các thiết bị chạy hệ điều hành Android, Motorola Atrix (2011) và Galaxy S5 (2014) là hai sản phẩm chào sân thành công cho công nghệ cảm biến đặt tại mặt sau.
Điện thoại Android nhanh chóng học hỏi công nghệ cảm biến vân tay
Tại MWC Thượng Hải 2017, Vivo đã trình làng một chiếc điện thoại nguyên mẫu có tích hợp quét dấu vân tay nằm ngay trong màn hình. Theo quảng cáo, cảm biến mới của Vivo mở khóa nhanh gấp hai lần công nghệ Face ID của Apple.
Vào đầu năm 2019, Samsung đã cho ra mắt dòng Galaxy S10 sở hữu khả năng chứng thực sinh trắc học siêu âm đầu tiên. Công nghệ được quảng cáo là an toàn hơn vì có thể xác thực ngón tay của người dùng ở chế độ 3D thay vì 2D. Tuy nhiên, Samsung đã gặp phải một số vấn đề về bảo vệ màn hình khiến quá trình đọc không thành công.
Samsung đã cho ra mắt dòng Galaxy S10 sở hữu khả năng chứng thực sinh trắc học siêu âm đầu tiên
Không quá ngạc nhiên khi hiện nay cảm biến vân tay đã trở thành một công nghệ phổ biến trên các thiết bị điện thoại từ cao cấp đến phân khúc tầm trung, giá rẻ. Nhận diện qua vân tay được tích hợp vào nút Home, nút nguồn hay tại mặt lưng và cả ở màn hình.
Cảm biến vân tay hiện sau hai mươi năm đã phổ biến trên gần hết các thiết bị điện thoại
Những thay đổi về khả năng đọc vân tay trên điện thoại trong những năm gần đây là không đáng kể. Các gã công nghệ khổng lồ chỉ đang cố gắng thay đổi cho nhanh hơn và lớn hơn để thuận tiện khi sử dụng, nhưng điều đó không được coi là một cuộc cách mạng toàn diện.
Từ khởi đầu khiêm tốn đến một tính năng phổ biến - cảm biến vân tay đã có một hành trình dài trong hai thập kỷ qua. Công nghệ đã đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng.
Bạn có mong chờ gì về cảm biến dấu vân tay trong tương lai? Hãy để lại bình luận cho Di Động Thông Minh và mọi người cùng biết.
Không quên nhắc bạn đọc truy cập thường xuyên Di Động Thông Minh để cập nhật tin tức công nghệ 24h nhanh nhất.