04/03/2019
I. Hành trình của 1 vọc sĩ trở thành kĩ thuật viên chân chính
Hắn là sinh viên, phải rồi! sinh viên thì làm giề có tiền, trong lớp của hắn thằng thì có tiền đi xe máy, thằng thì lúc nào cũng bảnh bao, còn hắn trông hệt như cái thằng “giẻ rách” lôi thôi, lếch thếch. Ấy vậy mà mỗi khi hắn rút cái “rung bần bật” ở trong túi quần ra thì ai cũng phải nể…chỉ biết rằng càng về sau, cái của hắn càng to, dài hơn, mạnh hơn.
Có những hôm đến giảng đường, mắt thâm quầng…mặt tiu nghỉu như mất sổ gạo, thảm thiết hơn cả bị bồ đá. Hỏi ra thì đêm qua hắn vọc, vọc đến nỗi “cái của hắn bất lực” lăn quay ra chết, thành 1 cục chặn giấy.
Người ta gọi hắn là vọc sĩ, vọc cơ….
Đã có nhiều giáo sư tra cứu cụm từ “vọc sĩ” ở trong Bách Khoa Toàn Thư nhưng chưa hề có 1 định nghĩa, và đã có nhiều chuyên đề ngâm cứu về cụm từ này: nó là 1 căn bệnh? hay 1 nghề nghiệp? hay 1 chức danh? theo định nghĩa mới của tài liệu DDTM định nghĩa:
Vọc Sĩ: Là 1 người ham tìm hiểu, chọc ngoáy, khai thác, thay đổi, tùy chỉnh các tính năng của sản phẩm công nghệ.
Người yêu vọc sĩ nói gì?
“1 là anh chọn em, 2 là anh chọn nó, em thích to và dài nhưng 1 cái là đủ, anh cứ kè kè với nó có ngày chẳng yêu được đâu mà yêu cũng chẳng được lâu”
Các bậc phụ huynh vọc sĩ nói gì?
“Cho nó tiền học tiếng anh mà chả thấy xi nhê gì, chả biết có học hay không hay lại tiêu hết rồi”
“Khả năng ông phải điều tra xem cái thằng cu nhà mình nó làm gì cứ loáy hoa loáy hoáy suốt ông ạ, tôi sợ nó lại xem mấy cái web đen là hỏng”
Vọc sĩ cũng nhiều lần nghĩ và cảm thấy hối tiếc vì đã phí phạm nhiều thời gian, tiền bạc vào cái thú vọc của mình, nhiều lần tự trách mình “bạn bè nó tập trung học, mình cứ như thế này thì tương lai ra sao?”
Thế rồi 1 ngày vọc sĩ thấy DDTM đăng tuyển dụng “Chỉ tuyển vọc sĩ, những người có kinh nghiệm vọc, thích vọc, vọc cho ra, vọc bằng cả tâm hồn, bằng cả máu (vì muỗi) và nước mắt (vì brick) thì mới tuyển”
Thế là từ đó vọc sĩ trở thành Kĩ Thuật Viên học việc tại DDTM.
Cái khó nhất trong nghề kĩ thuật viên phần mềm điện thoại không phải là kĩ năng chuyên môn, vì chuyên môn thì kém có thể học, chưa biết có thể google. Cái khó nhất nó nằm tại:
Về bản chất, kĩ thuật viên phần mềm cũng chính là 1 nhân viên bán hàng, nhưng bán phần tinh túy nhất mà chỉ DDTM có, đó là “sự hài lòng”. Chính vì cái tinh túy ấy, mà để trở thành 1 kĩ thuật viên chân chính phải có các tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp. Người kĩ thuật viên thực chất chính là người thầy thuốc của những chiếc điện thoại, khi những chiếc điện thoại quá quan trọng với cuộc sống con người. Khách hàng cảm thấy bất an khi sản phẩm gặp lỗi, cảm thấy buồn bã khi máy không may bị rơi vào nước, cảm thấy ức chế khi những lỗi của máy cứ tái đi, tái lại, thì người kĩ thuật viên phải là người hiểu và đồng hành cùng những vấn đề đó trong suốt thời gian sử dụng điện thoại của khách hàng.
Tiêu chuẩn Kĩ Thuật Viên Chân Chính tại DDTM:
Nếu có những điểm yếu sau đây, không nên ứng tuyển, loại ngay vòng gửi xe:
Như vậy, dựa theo những tiêu chuẩn ở trên có thể thấy, Di Động Thông Minh đề cao yếu tố phẩm chất và các kĩ năng sống của 1 kĩ thuật viên, theo phương châm “Tay Nghề Kém Có Thể Đào Tạo Và Trau Dồi, Đạo Đức Mà Kém Thì Không Thể Dùng”
Hiện nay Di Động Thông Minh cần tuyển 04 Kĩ Thuật Viên Phần Mềm làm việc tại các chi nhánh khu vực phía nam (sài gòn); 04 Kĩ Thuật Viên Phần Mềm Làm Việc Tại Khu Vực Hà Nội
Hãy gửi email cho:
Ứng Tuyển Khu Vực Phía Nam: hts.quocmanh@gmail.com
Ứng Tuyển Khu Vực Phía Bắc: hts.vanvi@gmail.com
Đồng gửi cho: mr.tieukim@gmail.com
Tiêu Đề: V/v Họ Tên Nhân Viên + Ứng Cử Vị Trí Kĩ Thuật Viên tại TPHCM (VD: V/v Lại Quốc Mạnh ứng Cử Vị Trí Kĩ Thuật Viên Tại TPHCM)
Nội dung gồm:
Anh Quốc Mạnh sẽ lọc hồ sơ và xếp lịch phỏng vấn, thi tuyển khoảng 4 người 1 đợt. Email phản hồi lịch phỏng vấn sẽ được trả lời các bạn.
Hãy chuẩn bị tinh thần ôn tập và thi tuyển theo các nội dung tiêu chuẩn trong bài viết này và thực hiện bài thi tuyển. Nếu vượt qua sẽ có email chúc mừng của Kĩ Thuật Trưởng khu vực và Giám Đốc Kĩ Thuật thông báo trúng tuyển và thời gian thử việc.
Kĩ thuật viên phải trải qua 3 bài kiểm tra vào và đánh giá của quản lý vào các giai đoạn: