07/08/2019
- Admin
Hệ điều hành di động Android là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới với 87.7% thị phần các thiết bị di động (2/2017). Nhưng không giống với iOS được thiết kế dành riêng cho các thiết bị nhà táo. Android là một mã nguồn mở, điều đó có nghĩa nó có thể được sử dụng cho rất nhiều dòng thiết bị, từ điện thoại di động, máy tính bảng, smart TV, thiết bị ô tô đến những thiết bị IoT…
Chính sự đa dụng này của Android dẫn tới một hệ quả tất yếu, những thiết bị chạy Android có mức độ tối ưu thấp, chức năng dư thừa kèm vào đó là những ứng dụng preload đi kèm từ các hãng sản xuất, từ Google hay nhà mạng. Ngoài ra thiết bị Android cũng phân rộng rãi trên nhiều thiết bị với cấu hình phần cứng khác nhau, không phải ai cũng có điều kiện nâng cấp những mẫu flagship mới nhất
Chính vì vậy, việc biết cách tối ưu thiết bị là một điều cần thiết để giữ thiết bị của bạn luôn hoạt động tốt nhất, với hiệu năng cao nhất. Những thiết bị tầm trung vẫn có thể chiến những game mới, game nặng một cách mượt mà
Hôm nay didongthongminh.vn sẽ hướng dẫn các bạn chỉ 5 bước đơn giản để tối ưu hiệu năng thiết bị của mình nhé.
Những ứng dụng không sử dụng đến, ứng dụng rác, ứng dụng nhà mạng (gọi chung là bloatware) là các ứng dụng gây lãng phí tài nguyên thiết bị (bộ nhớ, RAM), mặc dù ứng dụng không được sử dụng nhưng nó vẫn có khả năng tự khởi động nếu được cấp quyền tự khởi chạy, hơn nữa việc CHPlay mất thêm thời gian, tài nguyên, bộ nhớ để cập nhật những ứng dụng này cũng khiến nó làm cho thiết bị thêm ì ạch. Đối với các ứng dụng có thể gỡ thì việc này đơn giản chỉ là bạn gỡ những ứng dụng trực tiếp hoặc trong Cài đặt – ứng dụng. Đối với các ứng dụng hệ thống thì chúng ta có thể tắt hoặc xoá khi thiết bị đã root (trường hợp này còn phụ thuộc vào từng thiết bị có phương án root riêng, mình sẽ có bài hướng dẫn chi tiết sau)
Việc khởi động lại tự động thiết bị cũng giống như việc quét nhà hàng ngày, nó giữ cho thiết bị của bạn luôn được làm mới, RAM được khởi động lại cũng như reset lại những ứng dụng đang chạy ngầm
Việc này trên từng dòng thiết bị sẽ khác nhau. Ở đây mình sẽ hướng dẫn trên 2 dòng thiết bị chính là Xiaomi và Samsung
Trên Xiaomi
Trên Samsung
* Ngoài ra chức năng tự động tối ưu cũng tương tự, nhưng sẽ là chạy chức năng tối ưu thiết bị theo lịch biểu của bạn, cũng nên bật nhé
Chức năng này có nhiệm vụ chính là tăng cường hiệu suất xử lý của CPU, tắt tạm thời những tiến trình không cần thiết để nhường lại tài nguyên RAM, CPU cho game của bạn
Mình lấy ví dụ trên thiết bị Xiaomi nhé
Tại màn hình Tăng tốc trò chơi, các bạn thêm Game đã tải
* Trên Samsung cũng có một chức năng tương tự đó là Game Launcher
Chức năng Autosync (tự động bộ) là một chức năng cực kỳ hữu ích trên thiết bị Android, nó giúp bạn tự đồng bộ hoá danh bạ, ảnh, dữ liệu lịch, ghi chú… cũng như để đồng bộ và thông báo eMail mới.
Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng đúng sẽ gây cực kỳ hao pin, đặc biệt là pin chờ, cũng như làm giảm hiệu năng khi sử dụng vì thiết bị có thể sync bất cứ lúc nào, làm cho tài nguyên như RAM và CPU bị chia sẻ cho những tác vụ đó
Bạn có thể tắt toàn bộ autosync hoặc tắt những mục sync không cần thiết cho từng tài khoản của bạn. Mình khuyến khích cách này dù mất công hơn nhưng bạn có thể giữ đc những mục đồng bộ quan trọng như Danh bạ, ghi chú hay eMail công việc
Có một sai lầm khi sử dụng thiết bị là việc không muốn cập nhật ứng dụng vì cho rằng việc cập nhật lên phiên bản mới nhất gây nặng nề thiết bị hay không ổn định. Việc này đúng nhưng đối với nhiều năm về trước.
Các thiết bị Android ngày nay hầu hết sử dụng các phiên bản Android từ 7.0 trở lên. Những bản build đều đã được qua những quy trình và thời gian Beta trên các dòng thiết bị, sau đó là những bản beta riêng của các hãng sản xuất từ các build ổn định từ mã nguồn Google. Vì vậy việc các bản update có mức độ ổn định kém hơn là rất ít
Thay vào đó các bản cập nhật thường mang đến những bản sửa lỗi bảo mật, sửa lỗi bug tồn đọng cũng như cải thiện hiệu năng cho từng chức năng cụ thể.
Chỉ có lưu ý rằng bạn nên chịu khó xoá Cache/Davik Cache sau khi cập nhật. Nếu bạn cẩn thận hơn, có thể khôi phục cài đặt gốc sau khi cập nhật nhưng nên nhớ sao lưu dữ liệu vì thao tác này sẽ xoá toàn bộ dữ liệu bộ nhớ cũng như ứng dụng của bạn để đưa máy về trạng thái xuất xưởng.
Trên đây là 5 bước đơn giản, ai cũng có thể làm được để tối ưu phần nào thiết bị của bạn, cải thiện hiệu năng chơi game cũng như các ứng dụng. Hi vọng sẽ giúp các bạn có được trải nghiệm sử dụng tốt hơn, mượt mà hơn, chơi game vù vù!