Phương pháp phòng cháy và xử lý tình huống tiêu chuẩn Anh Quốc

14/09/2023

- ManhHung

Chia sẻ các phương pháp phòng ngừa hỏa hoạn chung cư và xử lý tình huống tiêu chuẩn Anh Quốc, Hoa Kỳ, đây là các kiến thức để bạn có thể giúp mình an toàn, phòng tránh hỏa hoạn cho mình, cho người thân và cho đại chúng. 

Mục tiêu phòng cháy ở các quốc gia Châu Âu họ đã được đề cập đến từ lâu, dưới đây là văn bản 3 mục tiêu phòng cháy, thiết kế để đáp ứng 3 mục tiêu sau:

  1. Giảm thiểu khả năng xảy ra hỏa hoạn
  2. Nhằm mục đích dập tắt đám cháy trong vòng 4 giờ
  3. Giảm thiểu sự lây lan của lửa trong khu vực và sang các khu vực lân cận

Nguồn:

https://www.gov.uk/government/publications/fire-prevention-plans-environmental-permits/fire-prevention-plans-environmental-permits#fire-prevention-objectives

Trên đó là ví dụ tại Anh Quốc, Tại Việt Nam mới đây xảy ra các vụ liên quan đến cháy chung cư Mini, Karaoke... gây ra nhiều mất mát to lớn về Người và Của. Cầu thang thoát hiểm khi hỏa hoạn được cho là xuất hiện phổ biến lần đầu tiên tại London (Anh) vào những năm 1700. Khi nền cách mạng công nghiệp khởi sắc, tòa nhà cao tầng bắt đầu mọc lên, và một điều là họ rất tuân thủ. Họ còn có Đạo luật "lối thoát hiểm"

Cháy, nổ thường đến bất ngờ và để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục. Để giảm nguy cơ phát sinh cháy, công tác phòng ngừa được coi là yếu tố then chốt.

Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp phòng ngừa cháy từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và lực lượng cảnh sát PCCC. Năm 1954, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, công tác này đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và đưa vào khẩu hiệu hành động với “3 phòng”: “Phòng gian - Phòng hỏa - Phòng tai nạn”.

Ngày 01/01/1955, khi Đại đội chữa cháy Hà Nội được cử một Tiểu đội 07 người, do đồng chí Lục Văn Giỏi chỉ huy tham gia bảo vệ lễ đài trên Quảng trường Ba Đình nhân dịp mít tinh chào mừng Đảng và Chính phủ sau 09 năm kháng chiến trường kỳ trở về Thủ đô.

Cuộc mít tinh diễn ra an toàn, Bác đã đi từ lễ đài xuống, rẽ qua thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, lời chúc vui vẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lời động viên vừa là mục tiêu giao nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao cho lực lượng công an trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Năm 1958, một hôm, người đứng đầu cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy được triệu tập đến Phủ Chủ tịch. Khó có thể diễn tả hết được tâm trạng của người cán bộ phòng cháy, chữa cháy trước lúc vào nơi lãnh đạo cao nhất của đất nước sống và làm việc. Đến nơi mới hay, trong Phủ Chủ tịch có một bể nước, nay do yêu cầu nhiệm vụ mới nên có người đề nghị phá bỏ. Mọi người hỏi ý kiến Bác, Bác yêu cầu “phải hỏi các chú phòng cháy, chữa cháy, nếu không cần bể nước để chữa cháy thì hãy phá đi”… Trước vai trò rất quan trọng của công tác phòng hỏa, cứu hỏa và từ câu chuyện rất đỗi giản dị ấy đã cho chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt sâu sắc và nhận định, đánh giá đúng mực của Bác Hồ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.

Cầu thang thoát hiểm phòng hỏa hoạn của New York Hoa Kỳ

Mặc dù là đặc điểm của thành phố New York nhưng lịch sử chiếc cầu thang thoát hiểm khi cháy được phát minh và xuất hiện đầu tiên tại London (Anh) vào những năm 1700. 

Những chiếc thang thoát hiểm được coi là biểu tượng của thành phố New York - Ảnh Cafebiz

Để ngăn chặn những trận hỏa hoạn kinh hoàng gây thiệt hại về người tại các khu chung cư, các nhà phát minh người Anh đã tạo ra một số phiên bản đầu tiên của lối thoát hiểm. Những phát minh này hiếm khi được sử dụng và cách nhanh nhất để thoát khỏi đám cháy vẫn là đi cầu thang bộ (thời điểm đó được làm bằng gỗ) hoặc lên sân thượng. Do đó, việc sử dụng cầu thang bộ được làm bằng hợp kim kim loại đã chính thức ra đời, mặc dù nó chưa được sử dụng rộng rãi tại Anh vào thời điểm đó.

Tại New York, mặc dù cầu thang thoát hiểm là hình ảnh mang tính biểu tượng của thành phố này nhưng ít ai biết được rằng những chiếc cầu thang thoát hiểm mới chỉ bắt đầu trở nên phổ biến tại đây từ những năm 1860 và có nguồn gốc đến từ vụ hỏa hoạn tồi tệ xảy ra ở một tòa chung cư của thành phố.

Câu chuyện phía sau những chiếc cầu thang thoát hiểm - biểu tượng nổi tiếng của New York - Ảnh 2.

Phải đến tận những năm 1860, những chiếc cầu thang này mới có mặt ở New York

Hầu hết các thang thoát hiểm tại New York đều có mã riêng để kiểm soát và có tuổi đời ít nhất là 50 năm, một số thang thậm chí cũng đã hơn 100 tuổi.

Câu chuyện phía sau những chiếc cầu thang thoát hiểm - biểu tượng nổi tiếng của New York - Ảnh 4.

Nhiều chiếc thang thoát hiểm tại New York có tuổi đời từ 50 đến 100 năm

Nguồn: Citysignal - Ảnh Cafebiz

Hình ảnh minh họa các biện pháp phòng cháy tại Việt Nam:

Theo TTXVN

Những việc cần làm khi xảy ra cháy Cục CS phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:

  1. Bình tĩnh suy xét
  2. Ngắn hệ thống điện và gọi cứu hỏa
  3. Lật tức tìm lối thoát hiểm theo chỉ dẫn, không trốn ở những nơi kín
  4. Khom người xuống sát mặt đất khi di chuyển để tránh khói độc, khí độc
  5. Sử dụng chăn, mềm hoặc quần áo nhúng nước để choàng lên người, lên đầu
  6. Bò sát khi vực gần cửa sổ
  7. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

Cách phòng cháy hiệu quả

Phòng cháy hiệu quả là một phần quan trọng của việc bảo vệ tính mạng và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ. Dưới đây là một số phương pháp phòng cháy hiệu quả:

Cài đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động: Hệ thống báo cháy sẽ phát hiện ra sự ra đời của lửa hoặc khói và kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động như sprinkler, máy bơm nước, hoặc bộ phát khí chữa cháy.

Kiểm tra, bảo trì hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy phải được kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả khi cần. Điều này bao gồm việc kiểm tra định kỳ, thay thế thiết bị hỏng hoặc hỏng hóc và đảm bảo rằng các đầu phun nước và sprinkler hoạt động bình thường.

Lập kế hoạch sơ tán: Trong trường hợp cháy nổ, cần có kế hoạch sơ tán rõ ràng và đào tạo cho tất cả nhân viên để họ biết cách thoát ra khỏi nguy cơ một cách an toàn.

Giữ vùng làm việc sạch sẽ và gọn gàng: Loại bỏ vật liệu dễ cháy, đặc biệt là giấy và các vật liệu dễ cháy khác khỏi các khu vực làm việc để ngăn cháy nổ lan ra.

Sử dụng thiết bị an toàn: Sử dụng thiết bị an toàn như hộp cứu hỏa, bình chữa cháy và áo bảo hộ cá nhân, và đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo về cách sử dụng chúng.

Tuân thủ các quy định về phòng cháy của cơ quan chức năng: Đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định và tiêu chuẩn về phòng cháy của cơ quan chức năng và tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ để kiểm tra tuân thủ này.

Học cách dập tắt lửa: Tất cả nhân viên nên được đào tạo về cách sử dụng bình chữa cháy và quy trình tắt lửa cơ bản.

Sử dụng các vật liệu chống cháy: Khi xây dựng hoặc sửa chữa cơ sở, sử dụng các vật liệu chống cháy và chất cách nhiệt để giảm nguy cơ cháy lan.

Kiểm tra điện và hệ thống điện tử: Kiểm tra định kỳ hệ thống điện, ổ cắm, và các thiết bị điện tử để tránh nguy cơ chập cháy.

Quản lý các vật liệu nguy hiểm: Lưu trữ và xử lý các vật liệu nguy hiểm như hóa chất dễ cháy nổ theo cách an toàn và tuân thủ các quy định liên quan.

Phòng cháy hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị, giám sáttuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn. Điều này giúp giảm nguy cơ cháy nổ và bảo vệ tính mạng và tài sản của bạn.

Các dụng cụ cần thiết để thoát nạn khi có cháy

Hãy nhớ rằng việc đào tạo và chuẩn bị trước cho tình huống cháy nổ là quan trọng. Biết cách sử dụng các dụng cụ này và thực hành kế hoạch thoát hiểm có thể cứu sống bạn và người khác trong tình huống nguy hiểm.

Bình chữa cháy: Bình chữa cháy là một dụng cụ cơ bản để dập tắt lửa. Có hai loại chính: bình chữa cháy bột khô và bình chữa cháy CO2. Đảm bảo bình chữa cháy của bạn đang trong tình trạng tốt, và bạn biết cách sử dụng nó.

Áo chống cháy: Áo chống cháy giúp bảo vệ da và quần áo khỏi cháy. Chúng thường được sử dụng bởi những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao.

Áo bảo hộ cá nhân (PPE): Ngoài áo chống cháy, PPE bao gồm cả mũ bảo hiểm, găng tay, găng chống nhiệt, giày chống cháy, và kính bảo hộ. Đây là các thiết bị bảo vệ cá nhân quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong trường hợp cháy nổ.

Áo khoác hoặc vật trang trí cửa sổ: Đôi khi, cần phải sử dụng áo khoác hoặc vật trang trí cửa sổ để bảo vệ khỏi lửa và khói khi bạn phải thoát ra khỏi tầng cao của một tòa nhà.

Cẩu trục hoặc thang dây cứu hộ phòng cháy chữa cháy: Đặc biệt trong các tình huống nơi bạn phải thoát qua cửa sổ hoặc xuống từ tầng cao, cần có cẩu trục hoặc thang dây cứu hộ phòng cháy chữa cháy để giúp bạn rơi xuống một cách an toàn.

Thiết bị thoát hiểm từ tầng cao: Trong các tòa nhà cao tầng, thiết bị thoát hiểm như bộ lưới thoát hiểm, cầu cáp hoặc thang thoát hiểm có thể cực kỳ hữu ích để thoát khỏi tình huống cháy.

Đèn pin hoặc đèn sạc dự phòng: Đèn pin hoặc đèn sạc dự phòng giúp bạn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi mất điện trong trường hợp cháy.

Mặt lạ phòng độc: Mặt lạ phòng độc có thể giúp bạn thở dễ dàng trong điều kiện khói hoặc khí độc.

Dây dắt hoặc dây đeo an toàn: Dùng để thực hiện việc di chuyển hoặc rơi từ một vị trí cao hơn đối với tình huống thoát hiểm từ tầng cao.

Điện thoại di động hoặc phương tiện liên lạc khẩn cấp: Luôn mang theo điện thoại di động hoặc phương tiện liên lạc khẩn cấp để liên lạc với cơ quan cứu hỏa hoặc người thân trong tình huống khẩn cấp.

Kế hoạch thoát hiểm: Luôn luôn biết vị trí của các lối thoát và cách sử dụng chúng. Lập kế hoạch thoát hiểm trước để đảm bảo bạn biết phải làm gì khi có cháy hoặc nguy cơ cháy nổ.

 

Bộ Công an hướng dẫn cách thoát nạn khi cháy chung cư, nhà cao tầng

 

Khoảng 23h ngày 12/9, chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân (Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt. Hơn 150 cư dân ở hơn 40 căn hộ hoảng loạn tìm đường thoát thân trong đêm. 

Một số lên tầng thượng kêu cứu, số khác nhảy xuống mái tôn nhà dân bên cạnh. Có gia đình leo thang dây từ tầng 3 xuống đất và còn nhiều người bị mắc kẹt dẫn đến tử vong.

Bộ Công an hướng dẫn cách thoát nạn khi cháy chung cư, nhà cao tầng - Ảnh 1.


Bên trong một căn hộ sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: VGP

Từ các vụ việc đau lòng, nhiều người đặt câu hỏi: Nếu xảy ra cháy ở nhà cao tầng, làm thế nào để thoát nạn đúng cách, nâng cao cơ hội sống sót? Bộ Công an đưa ra một số chỉ dẫn trong trường hợp xảy ra hoả hoạn như sau:

Không sử dụng thang máy 

Bộ Công an chỉ dẫn, ở các nhà chung cư nhiều tầng, cao tầng các lối thoát nạn an toàn là các cầu thang bộ bên trong tòa nhà (lối vào buồng thang có cửa tự động đóng kín) hoặc các cầu thang bộ hở đặt phía ngoài tòa nhà (thường là cầu thang sắt).

Khi xảy ra sự cố cháy trong các công trình cao tầng, để thoát nạn an toàn, mọi người cần quan sát trên hành lang của tòa nhà dẫn từ các căn hộ đến các lối thoát nạn thường có các biển chỉ dẫn, người bị nạn di chuyển theo hướng mũi tên chỉ dẫn để đến buồng thang thoát nạn.

Tại lối vào buồng thang (bên trong nhà) hoặc cầu thang hở (bên ngoài) sẽ có đèn chỉ dẫn ký hiệu “EXIT”, khi vào buồng thang mọi người sẽ di chuyển xuống dưới và ra nơi an toàn.

Không vội vàng nhảy từ trên cao xuống

Sử dụng điện thoại nhanh chóng gọi cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 để kịp thời đến cứu nạn; di chuyển ra vị trí cửa sổ, ban công hô to và dùng áo, khăn hoặc vật sáng màu để vẫy gọi mọi người biết vị trí mình đang bị nạn.

Trong tất cả các trường hợp, tuyệt đối không vội vàng nhảy từ trên cao xuống dưới để thoát nạn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn như đệm hơi hoặc một số phương tiện bảo hộ khác đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai phía dưới.

Tuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh

Bộ Công an khuyến cáo, trường hợp xảy ra cháy, người dân tuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh để trốn, bởi vì rất dễ bị ngạt khói và lửa thiêu khi đám cháy lan ra toàn bộ ngôi nhà hoặc căn hộ.

Trong một số tình huống cấp thiết, người dân có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống các tầng dưới, khi đó có thể ngăn đám cháy lan lên các tầng trên.

Khi xả nước trong ngôi nhà, người dân cần lưu ý phải cắt cầu dao tổng để tránh bị điện giật do nước tràn làm chập các thiết bị điện.

Các nhà, công trình có lồng sắt: Cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực

Đối với các nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ phía ngoài, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề.

Nếu không có sẵn các cửa thoát hiểm, hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc mở rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể di chuyển tới nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Chúc bạn an nhiên và hạnh phúc!

Bài viết liên quan